NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ KHI CHUYỂN MÙA

Thời tiết thay đổi thất thường, nóng chuyển sang lạnh, nắng chuyển sang mưa sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt ở trẻ em do sức đề kháng của các con còn non yếu. Dao động của nhiệt diễn ra nhanh khiến hệ miễn dịch của trẻ vốn đã yếu nay càng yếu hơn. Bên cạnh đó, khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh phát triển và lan nhanh hơn.

Các bệnh thường gặp trong lúc thời tiết giao mùa này là cảm cúm, viêm đường hô hấp trên và tiêu chảy cấp. Tuy nhiên hầu hết bệnh diễn tiến lành tính, ít gây biến chứng nếu chúng ta biết cách chăm sóc và theo dõi đúng cách. Các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điều sau đây để chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho trẻ nhằm phòng các bệnh lúc giao mùa, cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh.

1. Một số bệnh trẻ thường mắc khi chuyển mùa

Trước khi tìm hiểu về cách phòng bệnh cho trẻ sơ sinh khi chuyển mùa bạn cũng nên nắm rõ một số bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ mỗi khi thời tiết thay đổi. Cụ thể như: 

1.1 Viêm phế quản    Phổ biến nhất là viêm phế quản, khi thời tiết thay đổi một cách đột ngột khiến nhiệt độ chênh lệch nên trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Khi trẻ bị viêm phế quản thường ho nhiều, rát họng, khó thở và có thể kèm theo đờm, nước mũi. Trong trường hợp thấy trẻ ho nhiều và có đờm trắng hoặc vàng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh cụ thể.       

1.2  Bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết gồm có sốt cao kéo dài, có thể cao tới 40 độ C, đau đầu dữ dội, nổi mẩn, phát ban. Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, nôn hoặc ói ra máu… nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Cách phòng ngừa: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, do đó cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng và bọ quậy, loại bỏ nơi sinh sản của chúng; phòng chống muỗi đốt trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo dài, nằm ngủ mùng kể cả ban ngày, bôi kem xua muỗi cũng như các biện pháp khác được chỉ đạo bởi địa phương .

1.3 Viêm đường hô hấp Nhiễm trùng hô hấp là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm trùng hô hấp, chủ yếu là viêm tiểu phế quản và viêm phổi. WHO và Unicef đã phát động chương trình phòng chống bệnh nhiễm trùng hô hấp với mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ tử vong bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh. Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng nhiễm trùng hô hấp ở trẻ rất đa dạng, trẻ có thể sốt cao, ho, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, tím tái quanh môi, bỏ bú hoặc bỏ ăn… Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như nôn, chướng bụng, đi phân lỏng, khó thở, quấy khóc… Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và xử trí kịp thời. Cách phòng ngừa: Các biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo giúp trẻ phòng tránh được nhiễm trùng hô hấp cùng các bệnh giao mùa khác.

1.4  Bệnh tiêu chảy Các bệnh thường gặp ở trẻ khi chuyển mùa tiếp theo phải kể tới tiêu chảy. Triệu chứng điển hình nhất là trẻ sẽ bị nôn trớ trước khi bị tiêu chảy khoảng vài ngày. Ngoài ra, có thể kể tới một số triệu chứng như sốt, ho nên cha mẹ thường bi nhầm lẫn với viêm mũi họng, các bệnh về đường hô hấp. Bệnh thường kéo dài trong vòng 5 - 7 ngày. Khi bị tiêu chảy kéo dài trẻ sẽ bị mất nước nhiều và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi bé bị tiêu chảy kéo dài cha mẹ cần bổ sung nước kịp thời và cho bé đi thăm khám. 

1.5 Bệnh cảm cúm Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng bệnh cúm rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu cảm lạnh thông thường nên nhiều bố mẹ bỏ qua dấu hiệu ban đầu. Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus gây bệnh cúm, trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi. Một số trẻ gặp các triệu chứng khác như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Phương pháp điều trị: Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp cho trẻ nghỉ ngơi, uống bù nước và bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.  Cách phòng ngừa: Thiết lập thói quen rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, mang khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện… Thêm vào đó, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương nhấn mạnh: “Tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Ông bà, bố mẹ, người lớn trong gia đình cũng cần tiêm vắc xin phòng bệnh để tránh lây bệnh cho trẻ, đặc biệt là trẻ chưa tới độ tuổi tiêm ngừa. ” 1.6  Dị ứng Vì làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và mỏng, nên khi gặp thời tiết thay đổi rất dễ bị dị ứng. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết là làn da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, ăn kém và quấy khóc.

1.7 Bệnh sởi

Dấu hiệu nhận biết: Các triệu chứng đặc trưng của sởi là sốt, sổ mũi, ho khan, phát ban, viêm kết mạc… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như khô loét giác mạc mắt, viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi… Phương pháp điều trị: Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, đủ ánh sáng và vệ sinh răng miệng đầy đủ. Bù nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của trẻ, lưu ý nên cho trẻ sử dụng đồ ăn dạng lỏng dễ tiêu. Khi các triệu chứng trở nên nặng hơn như khó thở, ho nhiều, nốt ban đã lặn nhưng vẫn sốt cao… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị can thiệp kịp thời. Cách phòng ngừa: Tốc độ lây lan bệnh sởi rất nhanh, do đó tiêm ngừa vắc xin đúng lịch và đủ mũi theo phác đồ là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản nhưng hiệu quả nhất, bảo vệ trẻ, gia đình và cộng đồng

2. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ khi chuyển mùa

-    Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng như: Vắc xin cúm , Sởi, Rona ,…. -    Thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thời tiết để có các biện pháp chủ động phòng ngừa. -    Giữa ấm cho trẻ, nhất là buổi tối và sáng sớm ở các vị trí quan trọng như: Bàn chân , bàn tay , ngực , cổ , đầu . -    Rửa mũi và súc miệng cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên. -    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Tăng cường các loại gia vị giàu kháng khuẩn, kháng viêm và chất chống oxy hóa như tỏi, gừng , nghệ , dầu ô lưu trong khẩu phần ăn của các con . -    Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn cho trẻ trước và sau khi ăn. -    Thường xuyên vệ sinh đồ vật thường xuyên tiếp xúc như: đồ chơi , điều khiển … -    Hạn chế cho tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh cúm, viêm đường hô hấp. -    Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. -    Thực hiện ăn chín, uống sôi, cho trẻ uống nước ấm, tránh dùng trực tiếp thức ăn lấy ra từ tủ lạnh như kem, nước lạnh , đá ,…  Ngoài ra, ba mẹ cũng nên hạn chế cho con đến những nơi tụ tập đông người. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh lý, ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ . Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám và điều trị an toàn.

Bên cạnh đó bố mẹ có thể lưu ý những thực phẩm dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ:

Vitamin B: để gây cảm giác thèm ăn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B gồm có thịt heo, lươn, trứng, đỗ tương, chuối... Buổi sáng nếu trẻ uể oải không muốn ăn thì một trái chuối cũng có thể cung cấp rất nhiều năng lượng.

Vitamin C: có rất nhiều trong rau và hoa quả như rau cải, súp lơ xanh, ớt chuông xanh, những loại rau màu vàng và màu xanh... Ngoài ra vitamin C cũng giúp giảm stress rất tốt nên những mẹ bị stress với việc chăm con cũng rất cần bổ sung chất dinh dưỡng này cho cơ thể.

Những loại rau giúp phục hồi sinh lực, tăng sức đề kháng và phòng cảm cúm: như cà tím, bí ngô, cà chua, cà rốt..

Cộng đồng