CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ VÀ THỦY ĐẬU

Do đều có biểu hiện chung là có bóng nước trên da, nhiều người không phân biệt được đâu là bệnh đậu mùa khỉ, đâu là bệnh thủy đậu. Biết được dấu hiệu phân biệt giữa 2 bệnh này sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện bệnh trước nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập và có phương án can thiệp điều trị kịp thời.

I/ Những điều bạn cần biết?

  • Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh nhân đầu tiên bị đậu mùa khỉ là vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó bệnh các tên gọi là đậu mùa khỉ.
  • Sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ đã khiến không ít người hoảng loạn, đặc biệt là sau khi Mạng lưới Y tế Thế giới (WHN) tuyên bố đậu mùa khỉ là đại dịch toàn cầu. Đậu mùa khỉ có nhiều triệu chứng giống với bệnh thủy đậu, đều do virus gây ra, đều gây mụn nước (bọng nước), tổn thương trên da. Tuy nhiên, đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác biệt. Dựa vào một số điều khác biệt sau để nhận biết đúng bệnh.

1. Điểm giống nhau

  • Đều có các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục
  • Có sốt và tổn thương trên da: dát sần, mụn nước, mụn mủ, đóng mài, bong mài
  • Có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và tạo thành dịch, đều do virus gây ra, lây lan bằng cách tiếp xúc với phần dịch ở da – quần áo – khăn – chăn chiếu chung cũng như các đồ dùng khác của bệnh nhân; lây qua tiếp xúc giọt bắn hô hấp.

2. Điểm khác nhau 2.1 Virus gây bệnh Thủy đậu là do virus Varicella Zoster, đậu mùa là do Variola virus gây nên.

2.2 Nhóm người dễ mắc Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện phổ biến ở nhóm nam giới có quan hệ tình dục đồng tính, trong khi bệnh thủy đậu phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên nếu không tiên phòng thì trẻ nhỏ cũng là đối tượng của đậu mùa khỉ. Hay người lớn với bệnh thủy đậu.

2.3 Thời gian ủ bệnh Thời gian ủ bệnh của đậu mùa khỉ là 7-14 ngày, còn thủy đậu là từ 10 – 21 ngày

2.4 Sưng hạch bạch huyết Bệnh đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết (còn gọi là nổi hạch) còn bệnh thủy đậu thì không hoặc rất hiếm.

2.5 Đặc điểm mụn nước: Đậu mùa khỉ: Phát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, có thể gặp ở niêm mạc mắt, miệng, để lại sẹo. Các nốt mụn có tổn thương sâu, bề mặt da dày, khó vỡ, không ngứa, mất từ 2 – 4 tuần các nốt mụn mới biến mất hoàn toàn.

Thủy đậu: Phát ban, tổn thương trên da xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, xuất hiện đầu tiên ở trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, ít để lại sẹo. Các nốt mụn có thành rất mỏng, dễ vỡ, chứa đầy chất lỏng trong suốt và rất ngứa, mất khoảng 4 – 7 ngày các nốt mụn sẽ biến mất.  

Đậu mùa khỉ

Thủy đậu

2.6 Các đặc điểm triệu chứng khác Ngoài phát ban, nổi mụn, cả hai căn bệnh này đều có những triệu chứng điển hình khác. Dựa vào những triệu chứng kèm theo này để phân biệt cho rõ. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ: Triệu chứng đầu tiên là sốt, ớn lạnh, đau đầu dữ dội, đau mỏi lưng và các cơ, mệt mỏi, kiệt sức, viêm họng, ho, nghẹt mũi. Sau khi sốt 1-3 ngày sẽ phát ban sau đó chuyển thành mụn nước có mủ. Triệu chứng bệnh thủy đậu: Có sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, viêm họng, mụn nước. Sau đó mụn nước tự vỡ ra, khô lại và bong vảy rồi dần hồi phục.

II/ Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp và phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ khi được ngành Y tế khuyến cáo. 1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng 1 lần hoặc ống tay áo. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. 3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo 1 hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vaasns kịp thời. Đồng thời cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. 4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc với vết thương, dịch cơ thể, giọt bán, hay các đồ dùng của bệnh nhân. Trong trường hợp những nơi có người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời. 5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đầu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú: gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về nước cần chủ động khai báo với cơ quan y tế được tư vấn. 6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe để có đề kháng tốt.

Cộng đồng