BÉO PHÌ – CẢNH BÁO SỨC KHỎE

I/ Thế nào được gọi là béo phì? Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và bất thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe - có nguyên nhân dinh dưỡng. Tình trạng thừa cân và béo phì có tính chất và mức độ khác nhau, có thể xác định thông qua cách tính toán chỉ số thể trọng BMI (Body Mass Index) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị để nhận định tình trạng gầy béo.

BMI có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể. BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức: BMI = W(kg)/ (H(m))2 với W là cân nặng và H là chiều cao. Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn.

Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49. Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở thành phố Hồ Chí Minh (2013). II/

Nguyên nhân dẫn đến béo phì

  1. Chế độ dinh dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn không phù hợp dẫn đến dư thừa năng lượng và tích lũy trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao dễ dẫn đến béo phì: các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào, bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, nước trái cây đóng hộp, snack, sữa …

Ngoài ra việc dùng bữa muộn khiến việc tích lũy năng lượng thừa diễn ra nhanh và hầu như không tiêu hao năng lượng, do thời điểm đó hệ tiêu hóa hoạt động ở mức độ rất thấp.

  1. Chế độ vận động

   

Không hoặc ít tham ra các bài tập thể chất hay các hoạt động ngoài trời:

  • Do tính chất công việc: ngồi văn phòng, môi trường công sở hoặc những công việc không thường xuyên di chuyển
  • Do lười vận động dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử nhằm mục đích giải trí và làm việc.
  1. Tâm lý

Thường xuyên thức khuya, giấc ngủ không đảm bảo, tâm lý bất ổn, ngủ khuya khiến cơ thể thèm ăn những lượng dinh dưỡng không đực chuyển hóa tốt. Áp lực, Stress từ công việc, gia đình, cuộc sống nhiều người tìm đến các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo để giải tỏa tinh thần. Vô tình khiến bản thân có nguy cơ béo phì.

  1. Yếu tố di tryền

Gen FTO được cho là loại gen gây thèm ăn và tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì. Nếu bố mẹ bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao hơn so với những trường hợp khác.

  1. Độ tuổi

Tuổi càng cao, cơ thể dần lão hóa và suy yếu, lười vận động, chuyển hóa nặng lượng cơ thể kém, mỡ thừa sẽ ngày càng tăng dần, dẫn đến dễ béo phì nếu không cân đối được chế độ dinh dưỡng hợp lý.

III/ Mối đe dọa của béo phì với sức khỏe         

  1. Tăng huyết áp – tăng nguy cơ đột quỵ

Những người béo phì, tim phải làm việc cật lực để bơm máu đi khắp cơ thể dẫn đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm các mạch máu dẫn đến tim trở nên cứng và hẹp lại, dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ máu nhiễn mỡ, làm mỡ dễ bám lại ở thành mạch, gây xơ hóa lòng mạch máu từ đó tăng đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

  1. Tăng nguy cơ tiểu đường Type 2

Béo phì có thể là nguyên nhân dẫn đến việc các tế bào của cơ thể đề kháng với Insulin. Insulin là một loại Hormone được sản xuất bởi các tế bào beta của đảo tụy, nó điều chỉnh chuyển hóa Carbohydrate, chất béo và protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ máu vào tế bào. Nếu xảy ra tình trạng đề kháng với insulin, đồng nghĩa với việc đường không được các tế bào hấp thụ, dẫn đến lượng đường trong máu tăng quá cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  1. Tăng nguy cơ bệnh về xương khớp

Trong lượng càng tăng càng gây áp lực lớn lên các khớp, khung nâng nâng đỡ, dẫn đến triệu chứng đau và cứng khớp, nguy cơ gây loãng xương, thoái hóa xương khớp, Gout…

  1. Nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa

Béo phì thường đi liền với những bệnh lý rối loạn hệ tiêu hóa do mỡ thừa bám vào ruột và cản trở hoạt động tiêu hóa. Nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cao hơn, xảy ra khi acid dạ dày bị đẩy lên thực quản. Ngoài ra, béo phì làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật. Tình trạng mật tích tụ và cứng lại trong túi mật. Hơn nữa chất béo cũng có thể tích tụ ở gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ, tổn thương gan, xơ gan, viêm gan, mô sẹo và thậm chí là suy gan.

  1. Nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Mỡ tích trữ nhiều đè nặng lên các cơ quan của hệ hô hấp như cơ hoành, phế quản, …làm cho đường thở hẹp lại, người béo phì có xu hướng thở nông và gấp hơn so với người bình thường. Nghiêm trọng hơn là việc mỡ đè nặng có thể gây khó thở vào ban đêm, ngưng thở khi ngủ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

  1. Tăng nguy cơ vô sinh

Béo phì làm ảnh hưởng đến họa động nội tiết của cơ thể:  Nữ giới: Suy giảm chức năng của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khó thụ thai, …  Nam giới: Giảm hormone sinh dục nam hay hormone Testosteron dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương, giảm ham muốn, vô sinh, …

  1. Nguy cơ mắc các bệnh lý khác

Béo phì gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh Tăng nguy cơ mắc ung thư do sự có mặt của mỡ thừa nhiều sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém

  1. Béo phì làm giảm chất lượng cuộc sống và công việc

Gây cảm giác tự ti, ngại giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh và trước đám đông

Cộng đồng