BỆNH VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

Vàng da là do sự tăng nồng độ chất billirubin trong máu (billirubin gián tiếp hoặc billirubin trực tiếp) dẫn đến da hoặc mắt có màu vàng. Ở hầu hết trẻ sơ sinh, vàng da là hiện tượng sinh lý do tăng phá hủy hồng cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hóa do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng quá cao dẫn đến vàng da nhân có thể gây tử vong và biến chứng thần kinh suốt đời.

  1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bệnh lý

Trong một số trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, dấu hiệu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bệnh lý:

  • Vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.
  • Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm. Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng
  • Mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt.
  • Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật,…
  • Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Nếu không phát hiện và điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bệnh lý kịp thời. Có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấp vào não. Làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời. Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như. Bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm. Nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai. Bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị vàng da sơ sinh là:

  • Trẻ sơ sinh non tháng, hoặc trẻ sinh ra trước 37 tuần
  • Trẻ sơ sinh không đủ sữa mẹ (hoặc sữa bột)
  • Trẻ sơ sinh có loại máu không tương thích với nhóm máu của mẹ: sẽ xảy ra hiện tượng các kháng thể phá huỷ các tế bào hồng cầu và làm bilirubin của bé tăng cao đột ngột

Các nguyên nhân khác của vàng da trẻ sơ sinh :

  • Bầm tím khi sinh hoặc xuất huyết nội.
  • Bệnh lý về gan, mật
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu hụt enzyme
  • Bé có sự bất thường về hồng cầu.
  1. Các triệu chứng của vàng da trẻ sơ sinh?

Các dấu hiệu vàng da rõ ràng nhất là da và lòng trắng của mắt có màu vàng. Vàng da cũng có thể gây ra thay đổi màu sắc của chất lỏng trong cơ thể như phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu. Nếu bệnh vàng da của con bạn liên quan đến một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm gan sẽ có thêm các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Sốt
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Trong lúc ngủ hay bị co giật
  • Tim đập chậm và nhiệt độ cơ thể khá thấp
  • Sụt cân
  • Da xanh tái, ban xuất huyết.
  • Dấu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê.

Các triệu chứng của vàng da cần được xem xét nghiêm túc, nhưng nếu chúng đi kèm với các dấu hiệu khác, kèm các triệu chứng biểu hiện riêng biệt của những bệnh lý nguyên nhân hay chỉ có chuyên môn mới biết như gan to, lách to,..

  1. Đánh giá mức độ vàng da theo thang điểm Kramer

  1. Cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Để điều trị vàng da thường sẽ sử dụng 2 phương pháp là chiếu đèn và truyền máu

  • Phương pháp chiếu đèn :

Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh áp dụng phổ biến nhất hiện nay, cha mẹ có thể đưa trẻ đến nhiều bệnh viện lớn có trang bị thiết bị điều trị này. Phương pháp này khá đơn giản, trẻ sẽ được chiếu đèn ánh sáng thích hợp và theo dõi quá trình này, chi phí điều trị theo phương pháp này không quá cao.

  • Phương pháp truyền máu

Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc Bilirubin cao , các bác sỹ sẽ xem xét biện pháp truyền máu cho trẻ . Lúc này 1 phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ Bilirubin trong cơ thể . Số lượng máu thay: trung bình # 160ml/kg. Chọn nhóm máu thay: máu mới (trước 7 ngày, tốt nhất trước 3 ngày) +  Do bất đồng nhóm Rhesus: chọn máu Rh-. +  Do bất đồng ABO: dùng hồng cầu khối nhóm O và huyết tương nhóm AB, nếu không có huyết tương AB thì chọn huyết tương cùng nhóm máu con. + Không có bất đồng Rh và ABO: chọn nhóm máu giống nhóm máu con. Ngoài ra sẽ có thêm các cách điều trị hỗ trợ cho bé vàng da

  • Cung cấp đủ dịch.
  • Chống co giật bằng Phenobarbital.
  • Cho bú mẹ hoặc ăn qua ống thông dạ dày sớm.
  • Bù nước điện giải, chống nhiễm toan, dinh dưỡng, chống nhiễm trùng…
  • Đối với trẻ vàng da do tán huyết miễn dịch và bilirubin máu tăng gần ngưỡng thay máu 2-3mg/dl mặc dù chiếu đèn tích cực: truyền tĩnh mạch Gamma globulin 0,5-1g/kg trong 2 giờ và lặp lại sau 12 giờ nếu cần thiết.
  • Vật lý trị liệu nếu vàng da nhân qua giai đoạn nguy hiểm.
  1. Một số khuyến cáo và theo dõi , chăm sóc trẻ bị vàng da
  • Để phát hiện vàng da, mẹ nên nhìn bé bằng ánh sáng mặt trời ( không nên nằm phòng tối và nhìn trẻ bằng ánh sáng đèn), nhìn bé mỗi sáng để phát hiện mức độ vàng da (ít nhất là liên tục trong 2 tuần đầu sau sinh). Trong thời tiết mùa đông, việc quấn ủ trẻ con quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ là lý do chính khiến tỷ lệ mắc vàng da sơ sinh cao hơn vào mùa đông.
  • Việc phơi nắng không điều trị được vàng da vì khi trẻ vàng da phải cần ánh sáng xanh. Ngoài việc có thể gây bỏng, mất nước và nguy cơ ung thư da về sau, đã có báo cáo trong y văn về những trường hợp vàng da nhân sau khi trẻ được cho phơi nắng tại nhà để điều trị vàng da. Phơi nắng không những không hiệu quả mà còn làm trì hoãn việc phát hiện tình trạng tăng bilirubin máu nặng, làm chậm trễ các biện pháp điều trị.
  • Các bà mẹ nên cho con bú nhiều bằng sữa mẹ vì trẻ tiêu hóa tốt, đại tiểu tiện nhiều sẽ thải bớt bilirubin.
  • Chăm sóc trẻ vàng da ở nhà không có gì đặc biệt, cần theo dõi tiến triển màu của da và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nặng. Trẻ vàng da bệnh lý cần phải được khám và điều trị tại bệnh viện.
  • Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu :
    • Bú yếu hoặc bỏ bú.
    • Vàng da lan đến tay chân.
    • Vàng da xuất hiện sớm trong 24- 48 giờ sau sinh.
    • Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

(st)

Cộng đồng