6 nguyên tắc dùng điều hoà mùa hè không lo con ốm

Cả nước đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt nhất trong năm, vậy nên hầu như tất cả các gia đình đều lựa chọn sử dụng điều hòa giúp bé ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại bật điều hòa sẽ khiến trẻ bị ốm, việc có nên sử dụng điều hòa vẫn là một mối băn khoăn lớn. Nếu không bật trẻ sẽ bị nóng, bé có thể sẽ bị nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, con cũng dễ bị ho, viêm họng và thậm chí là viêm phế quản, viêm phổi. Chỉ cần “bỏ túi” 6 nguyên tắc sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ dưới đây, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bật điều hòa mà không cần lo lắng con yêu sẽ bị ốm. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp Trẻ sơ sinh không có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ tốt như trẻ lớn hay người lớn, thân nhiệt bình thường của trẻ nằm trong khoảng 36,5-37,5 độ C. Nhiệt độ thích hợp của điều hòa khoảng 26-28 độ C, trong điều kiện trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, vớ chân, đội mũ và đắp chăn. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách sờ vào vùng lưng hoặc gáy khi trẻ ngủ. Nếu ra mồ hôi chứng tỏ nhiệt độ phòng đang nóng, nhưng nếu trẻ ngủ ngon, không ra mồ hôi, chứng tỏ nhiệt độ phòng là phù hợp. Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, bố mẹ cũng cần lưu ý đến độ ẩm trong phòng. Độ ẩm thích hợp cho bé khoảng từ 40 - 60%. Với điều kiện môi trường như thế các loại vi khuẩn khó có thể phát triển gây bệnh cho trẻ. Vào những ngày khô hanh, nên đặt một chậu nước nhỏ trong phòng hoặc dùng máy phun sương vào khi bật điều hòa để đảm bảo phòng có độ ẩm nhất định.

  1. Không bật điều hòa 24/24

Phụ huynh không nên cho bé ở trong điều hòa cả ngày, điều đó sẽ khiến không khí trong phòng bị ứ đọng, các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển sinh sôi trong môi trường kín, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

  1. Không thay đổi môi trường đột ngột

Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột như tắt/bật điều hòa liên tục, mang bé đi ra/vào phòng điều hòa thường xuyên có thể làm bé không thích ứng kịp rất dễ gây ốm, sốc nhiệt, ngất xỉu. Khi tắt điều hoà nên mở cửa phòng và để bé chơi ở gần cửa một thời gian cho quen với việc giảm nhiệt độ sau đó mới ra ngoài. Mặt khác khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa.

  1. Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé

Không nên để bé ngồi hay nằm ở phía gió lạnh của điều hòa phả thẳng trực tiếp. Hệ hô hấp của bé rất nhạy cảm, nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng về phía trẻ, đặc biệt là phần mặt, đầu, trẻ rất dễ bị viêm mũi, ngạt mũi, viêm họng. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay tản gió, không để hướng gió cố định một vị trí.

  1. Thường xuyên vệ sinh điều hòa

Ngoài chức năng làm mát, điều hòa còn được thêm một nhiệm vụ quan trọng nữa là lọc không khí cho phòng. Vì vậy, nếu không vệ sinh thường xuyên thì chính điều hòa sẽ trở thành ổ vi khuẩn, virus, nấm mốc và các tác nhân gây bệnh khác, gây hại cho hô hấp của trẻ. Các bậc phụ huynh nên lưu ý cần vệ sinh bảo dưỡng điều hòa định kỳ từ 3-6 tháng/lần để tăng hiệu suất sử dụng, tiết kiệm điện và tránh nguy cơ gây hại sức khỏe cho bé.

  1. Cho bé uống nhiều nước và nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Mặc dù nằm trong phòng điều hòa tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu nhưng gió lạnh từ điều hòa cũng gây khô da, khô mũi, khiến cơ thể bé bị mất nước. Vì thế, để tránh tình trạng mất nước cho cơ thể trẻ sơ sinh mẹ cần cho trẻ uống thêm nước, đối với trẻ vẫn còn bú mẹ thì tăng cường số lần cho con bú. Đồng thời thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch, làm ẩm vùng mũi cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi bé ngủ dậy.

Cộng đồng