11 lưu ý khi chăm sóc trẻ vào mùa hè

Giữ cho trẻ khoẻ mạnh là một vấn đề khá khó khăn trong mùa hè, đặc biệt là khi thời tiết đang ngày một nóng hơn. Dưới đây là 11 mẹo chăm sóc trẻ em vào mùa hè tốt nhất mà phụ huynh có thể tham khảo:

1. Mặc quần áo sáng màu

Mặc quần áo dài, kín tay với màu sáng khi ra ngoài trời giúp da trẻ tránh khỏi tác hại của tia UV hiệu quả hơn so với quần áo tối màu.

2. Uống đủ nước

Khoảng 70% cơ thể được cấu tạo từ chất lỏng. Cần phải uống ít nhất 4 ly nước đối với trẻ em mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể trẻ luôn mát và đủ nước để tránh khỏi các tác động tiêu cực từ nhiệt độ cao lên da. Ngoài ra uống đủ nước cũng giúp quá trình trao đổi chất ở trẻ được tốt hơn.

3. Ăn trái cây

Trong trái cây có chứa nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho da và sức khoẻ. Nếu con bạn ăn trái cây thường xuyên, cơ thể sẽ mát mẻ và da giữ được độ ẩm dưới tác động của nắng nóng. Vì thế, việc ăn uống lành mạnh ở trẻ vào mùa hè là nguyên tắc bắt buộc.

4. Tắm

Tắm giúp trẻ cảm thấy mát mẻ hơn và đi bơi là một gợi ý không tồi cho mùa hè. Tuy nhiên, dưới thời điểm dịch bệnh như hiện tại, bạn nên chọn những bể bơi không quá đông, có hệ thống thông khí tốt. Một lưu ý nữa khi cho trẻ đi bơi vào mùa hè là cần dự phòng các rủi ro bệnh tật do nước bể bơi gây ra chẳng hạn như nhiễm trùng tai ngoài,... do vi trùng và hoá chất trong nước ở các bể bơi công cộng. Ngoài ra, nếu tắm ở nhà, cần đảm bảo trẻ không phải đi tắm từ phòng đang bật điều hoà hay vừa tắt điều hoà hoặc vừa ở ngoài trời nắng về. [caption id="attachment_1894" align="aligncenter" width="2560"] Group of cute children lying on grass[/caption]

5. Chế độ ăn lành mạnh

Ngoài vấn đề ăn nhiều trái cây hơn thì việc thiết lập một chế độ ăn lành mạnh cho trẻ là nguyên tắc cần thiết. Nấu ăn cho trẻ vào mùa hè, hạn chế ăn hàng quán, đặc biệt là vỉa hè sẽ giúp trẻ tránh khỏi các rủi ro liên quan tới tiêu hoá trong đó có ngộ độc thực phẩm. Thay vì các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hay cho trẻ ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước và bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

6. Di chuyển vào nơi có bóng râm

Bất cứ khi nào, khi bạn cho trẻ di chuyển ra ngoài đường, hãy cố gắng đi tới những nơi có bóng râm, nhất là ở những thời điểm nắng nóng gay gắt như buổi trưa. Hãy yêu cầu trẻ đội mũ và mặc áo dài tay khi ra khỏi nhà.

7. Các loại nước trái cây

Nước chanh hay các loại nước ép khác từ chuối, dưa hấu, dứa,... rất giàu vitamin C tốt cho sức khoẻ của trẻ và lượng lớn magie, phốt-pho, carbonhydrate,... thích hợp cho trẻ vào mùa hè để tăng cường hệ miễn dịch. Cha mẹ nên bổ sung các loại nước trái cây bên cạnh nước lọc để trẻ giữ đủ lượng nước và không gây nhàm chán khi trẻ uống vào mùa hè.

8. Tránh thức ăn cay nóng

Các loại thức ăn cay nóng, nhiều gia vị nặng không thích hợp với hệ tiêu hoá non nớt của trẻ vào mùa hè. Thay vào đó cha mẹ nên khuyến khích con ăn các món hấp, luộc, salad,... để giữ cơ thể được mát mẻ và hệ tiêu hoá không bị quá tải.

9. Đeo kính râm

Kính râm là một vật dụng quan trọng khi di chuyển ngoài trời vào mùa hè. Việc đeo kính râm giúp trẻ tránh bị mỏi mắt do ánh nắng mặt trời cũng như tránh khỏi tác hại từ tia UV.

10. Bôi kem chống nắng

Kem chống nắng cũng quan trọng không kém so với kính râm hay khẩu trang vào mùa hè. Kem chống nắng phù hợp cho trẻ là loại kem được phép sử dụng cho da trẻ em và chứa các thành phần chống lại các tia có hại từ ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng có ít nhất SPF (chỉ số chống nắng) 15 mỗi khi con bạn đi ra ngoài. Để được bảo vệ tốt nhất, hãy thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài trời. Đừng quên bảo vệ tai, mũi, môi và bàn chân.

11. Tránh ra ngoài vào thời điểm nắng nóng gay gắt

Từ 11 giờ sáng tới 3 giờ chiều là thời điểm tia cực tím từ mặt trời mạnh nhất và có thể gây ra nhiều rủi ro về sức khoẻ cho trẻ. Vì thế, nếu không cần thiết, bạn không nên cho trẻ ra ngoài trời vào thời điểm này. Nếu phải ra ngoài, cần đảm bảo trẻ đã mặc áo dài tay, đeo kính râm, đội mũ, đeo khẩu trang và bôi kem chống nắng đầy đủ. Tóm lại, vào mùa hè, việc chăm sóc trẻ là điều quan trọng tránh khỏi những nguy cơ sức khoẻ tiềm ẩn như sốc nhiệt, bỏng nhiệt, say nắng,... Nếu trẻ có bất kì triệu chứng nào bất thường như lơ mơ, tay chân bủn rủn, thân nhiệt tăng cao, tim đập nhanh,... phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. (Theo báo Sức khoẻ hàng ngày)

Cộng đồng